Các bệnh thường gặp ở cây Hương Thảo - Rosemary và cách xử lý

Hương Thảo là loại cây đang được rất nhiều khách hàng của caybonmua.vn yêu thích với nhiều công dụng như đuổi muỗi, hương thơm giúp giảm stress, làm gia vị,… Nhưng đây cũng là loại cây rất kén người chăm sóc bởi cây cực kì dễ bị bệnh nếu không chăm cẩn thận.

Hương Thảo là loại cây đang được rất nhiều khách hàng của caybonmua.vn yêu thích với nhiều công dụng như đuổi muỗi, hương thơm giúp giảm stress, làm gia vị,… Nhưng đây cũng là loại cây rất kén người chăm sóc bởi cây cực kì dễ bị bệnh nếu không chăm cẩn thận. Với nhiều năm kinh nghiệm trong việc trồng và chăm sóc cây Hương Thảo, hãy cùng caybonmua.vn tìm hiểu Những bệnh mà cây Hương Thảo dễ mắc phải và cách khắc phục nhé!

1.Bệnh héo do nấm Verticillium gây ra.

Bệnh héo do nấm Verticillium là bệnh sẽ làm cây héo rũ. Đây là các loài nấm hung thần của cây cảnh, không những Hương Thảo mà cả ở các cây gia vị khác, thậm chí là cả hoa Hồng.

Triệu chứng:

• Một phần của cây đột ngột bị héo, lá chuyển vàng hoặc nâu rồi chết. Phần này có thể là một nhánh hoặc một cành nhỏ.

• Thân (mạch dẫn) chuyển màu nâu, đen, khi cắt ra soi thì không có dịch khuẩn.

Cách trị bệnh:

Thật không may, hầu như không thể điều trị bệnh này một khi nó lây nhiễm sang cây hương thảo của bạn. Khi cây mắc bệnh này thì không còn cách nào khác là phải thay thế một cây mới trồng vào một giá thể mới và chậu mới.

Phòng tránh:

• Việc đầu tiên là chọn mua cây ở các vườn uy tín.

• Cách hiệu quả nhất để ngăn ngừa bệnh này là sử dụng đất sạch bệnh. Điều này có thể được đảm bảo bằng cách chọn đất chất lượng cao.

2.Bệnh thối rễ.

Thối rễ thường là do tưới nước quá nhiều trong một bầu đất gồm toàn giá thể nặng (không thoát nước tốt) làm nước bị đọng, sinh ra nấm mốc và từ đó lan ra khắp rễ cây. Cây hương thảo rất dễ mắc bệnh này vì nó không thích ứng với môi trường đất quá ẩm ướt. Gặp bệnh này cây chắc chắn sẽ chết 99%

Triệu chứng:

• Các đầu lá thường sẽ chuyển màu vàng hoặc nâu, quăn nhẹ nhưng không khô, khi sờ vào thấy có dấu hiệu héo, ủng và dai, không giòn.

• Tiếp theo toàn bộ lá sẽ héo, rồi các nhánh nhỏ héo và cành héo. Thân sẽ ủng và chuyển đen.

• Khi lật cây ra xem rễ, rễ sẽ ủng, nâu hoặc đen, có thể có mùi (do bị thối).

Nguyên nhân:

• Nguyên nhân chủ yếu là do đất trồng nặng, không phải dạng thoát nước tốt và cây được tưới nước quá nhiều hoặc không được tưới đẫm mà tưới kiểu nửa vời khiến đất vón cục.

Cách điều trị:

• Bệnh thối rễ cần xử lý ngay. Nếu lá cây hương thảo dần dần héo và chuyển sang màu vàng mà không rõ lý do, theo mình tốt nhất là nên kiểm tra đất và rễ.

• Nhẹ nhàng lấy cây ra khỏi đất và rửa sạch rễ trong vài phút với nhiều nước.

• Dùng kéo cắt bỏ hết phần rễ bị bệnh. Sau đó, sử dụng một số loại thuốc trừ nấm để phun vào phần rễ khỏe mạnh để tránh bệnh lây lan.

• Thay chậu cây mới, nên vô trùng bằng cách nhúng vào cồn pha loãng hoặc phun các loại thuốc diệt nấm. Đổ hỗn hợp đất mới sạch sẽ vào chậu mới này. Chú ý nên dùng hỗn hợp đất nhé (nhiều Pumice, Perlite, hạt đất sét nung, vỏ gỗ thông vụn, đá nham thạch, cát, …)

• Loại bỏ lá, cành bị vàng và héo trên cây Hươg Thảo để kích thích cây ra chồi mới.

Phòng tránh:

• Hương thảo là một loại thảo mộc chịu hạn, vì vậy ngay cả khi bạn đang trồng loài cây này trong chậu thay vì ngoài vườn và khi thời tiết trở nên nóng hơn, hương thảo không cần phải tưới quá nhiều nước. Chỉ tưới khi đất khô tầm 3cm từ bề mặt trở xuống, đã tưới là phải đẫm và tưới xong phải thoát hết nước.

• Sử dụng các loại đất nhẹ, thoát nước nhanh, không đọng nhiều nước và cho phép rễ thở tốt.

• Tránh bón nhiều chất bổ sung và chất hữu cơ cho đất vì chúng giữ lại nhiều nước (nếu dùng cách bổ sung phân hữu cơ bằng bã ép hoa quả thì theo mình nên dùng lượng vừa phải, và nên ép kỹ hoặc xay nát để chúng dễ phân huỷ). Trong hầu hết các trường hợp, cây hương thảo mình thấy nhu cầu phân bón là khá thấp.

3.Bệnh phấn trắng .

Bệnh phấn trắng là một trong những bệnh phổ biến nhất đối với anh chị em trồng cây thảo mộc. Hương Thảo Rosemary đương nhiên khó tránh khỏi danh sách này.

Triệu chứng:

Triệu chứng phổ biến và rõ ràng nhất của bệnh này là hình thành các đốm phấn trắng giống tro trên lá của cây bị nhiễm bệnh.

Nguyên nhân:

Do một số loài nấm xâm nhập dần dần vào cây và bắt đầu hình thành bào tử trên lá. Các bào tử màu trắng này có khả năng lây nhiễm sang các cây xung quanh bằng cách di chuyển qua đường không khí.

Điều trị:

• Dùng hỗn hợp: Dầu Neem (Neem oil) – Nước rửa bát – Dầu ăn – Nước (tỷ lệ: 1 thìa – 2 thìa – 2 thìa – 1 lít nước) rồi phun toàn cây liên tục trong 1 tuần, mỗi ngày 1 lần. Nếu trời nắng nóng thì bệnh sẽ hết rất nhanh. Trời mưa thì không nên phun vì nước mửa rửa trôi hỗn hợp khác nhanh. Đây cũng là cách mình diệt Rệp sáp và con ve nhện (bọ nhện) Spider mites nếu cây mới bị nhiễm mấy con côn trùng này và bệnh tình chưa quá nặng.

• Nếu bệnh vẫn tiếp diễn sau khi thử các phương pháp tự nhiên này (điều này khó có thể xảy ra), bạn có thể mua một số loại thuốc diệt nấm hữu cơ. Tránh dùng các loại thuốc hoá học vì có thể ảnh hưởng sức khoẻ dù bạn chỉ dùng với liều lượng siêu nhỏ.

Cách phòng tránh:

• Bệnh phấn trắng thường lây lan khi đất quá ẩm hoặc không có đủ ánh sáng mặt trời chiếu vào cây của bạn. Một lý do khác có thể góp phần vào sự xuất hiện của bệnh phấn trắng là không có không khí lưu thông và thông gió không tốt.

• Đặt các cây cách nhau vài inch (7 – 10cm) là rất quan trọng để tránh tạo môi trường hoàn hảo cho nấm sinh sôi. Ngoài ra, thường xuyên cắt tỉa cây hương thảo của bạn để ngăn các cành chồng lên nhau, giúp cây hương thảo của bạn miễn nhiễm với bệnh tật.

5.Các bệnh do côn trùng gây ra: Rệp (Aphids), Rệp sáp (Mealybugs), Ve nhện (Spider Mites).

Triệu chứng:

Phần lá xuất hiện các chấm vàng héo hoặc chấm trắng lốm đốm. Bạn nên chú ý quan sát để điều trị lúc mới chớm để cho hiệu quả tốt nhất.

Nguyên nhân:

Bệnh thường xuất hiện khi độ ẩm không khí và nhiệt độ cao. Cả 3 loại này đều có thể tự sinh ra trong môi trường tương đối giống nhau. Đôi khi là tự sinh ra trong đất hoặc lây nhiễm qua đường không khí, tiếp xúc với cây khác qua việc va chạm cành, dùng chung dụng cụ cắt tỉa.

Cách Điều trị:

Ngay khi phát hiện ra hương thảo bị rệp tấn công hãy ngay lập tức cắt bỏ những cánh lá bị rệp gây bệnh đi. Sau đó, hãy tỉa bớt lá dưới gốc và cành nhỏ bên trong để cây có độ thông thoáng nhất định.

Bạn dùng dung dịch đã pha loãng trong chai xịt, lắc đều và xịt lên toàn bộ phần lá, cành và đất. Tần suất cho hiệu quả là xịt 2 lần/tuần. Lưu ý, trong thời gian xịt dung dịch chữa bệnh cho cây bạn chỉ nên tưới nước dưới gốc, tránh tưới nước lên lá làm trôi thuốc ảnh hưởng đến hiệu quả chữa bệnh cho cây hương thảo.

Sản phẩm gợi ý: Một số loại thuộc bạn có thể sử dụng như Rago 650EC, Suprathion, Mospilan 3EC, Marshal,…

Trên đây là một số căn bệnh mà hương thảo hay mắc phải. hy vọng rằng, bài viết này sẽ giúp cho bạn có thể chăm sóc cây hương thảo của mình một cách tốt hơn. Chúc quý khách luôn có những cây Hương Thảo Rosemary đẹp nhất nhé! Caybonmua.vn sẽ đi với bạn cho tới khi chăm cây thành công hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và nhận nhiều ưu đãi nhé!

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

0888.085.444 Zalo Chat