Cây Bách Thủy Tiên là một trong những loại cây thủy sinh được nhiều người yêu thích, cây có dáng đẹp, thích hợp trang trí trong nhà, bàn khách, bàn học, bàn làm việc mang ý nghĩa may mắn, thịnh vượng, mang đến niềm vui cho bạn. Kỹ thuật trồng cây Bách Thủy Tiên thủy sinh cũng không quá phức tạp chỉ cần biết cách chăm sóc cây sẽ xanh tốt quanh năm.
Cây Bách Thủy Tiên là một trong những loại cây thủy sinh được nhiều người yêu thích, cây có dáng đẹp, thích hợp trang trí trong nhà, bàn khách, bàn học, bàn làm việc mang ý nghĩa may mắn, thịnh vượng, mang đến niềm vui cho bạn. Kỹ thuật trồng cây Bách Thủy Tiên thủy sinh cũng không quá phức tạp chỉ cần biết cách chăm sóc cây sẽ xanh tốt quanh năm.
-
Đặc điểm của cây Bách Thủy Tiên.
Cây Bách Thủy Tiên có tên gọi khác là cây Thủy Cúc, Từ Cô lá tim, tên khoa học là Echinodorus cordifolius thuộc họ thực vật Alismataceae. Bách Thủy Tiên có nguồn gốc từ Bắc Mỹ và miền bắc của Nam Mỹ.
Bách Thủy Tiên có đặc điểm là lá có màu xanh sáng, bóng, có hình ovan hơi tròn. Đối với loại bách thủy tiên sống dưới nước có lá tròn và rộng hơn. Đặc biệt, Bách Thủy Tiên có hoa đẹp, màu trắng, hoa tụ tán trên một phát hoa dài 60 đến 80 cm, phát hoa có khoảng 3 đến 9 vòng hoa, mỗi vòng hoa có từ 3 đến 15 chiếu, nhị hoa màu vàng cuống hút côn trùng khám phá.
-
Điều kiện sống của cây Bách Thủy Tiên.
Bách Thủy Tiên là loại cây ưa nước, ưa ẩm, dễ trồng. Cây có tốc độ phát triển khá nhanh, ra rễ trong nước mạnh. Cây chịu được bóng, sinh trưởng và phát triển tốt ở những nơi có nước và đầy đủ ánh sáng, thường được trồng làm cây thủy sinh trong các ao, hồ nhân tạo, hay sử dụng cây trong các tiểu cảnh nước sân vườn biệt thự rất phù hợp. Bách Thủy Tiên cũng được dùng làm cây cảnh trang trí hồ cá trong các quán café, nhà hàng,…
-
Chăm sóc Bách Thủy Tiên.
Luôn duy trì mực nước ngang cổ rễ hoặc trên cổ rễ 1cm. Lưu ý tuyệt đối không để cây bị khô nước. Nếu trồng cây Bách Thủy Tiên làm cây trồng trong nước để bàn, trang trí văn phòng, tiểu cảnh trong nhà…thì lượng nước tưới không nên qúa nhiều, khi nào thấy lượng nước trong chậu cạn dưới gốc thì cần bổ sung nước cho cây. Ngoài ra còn có thể sử dụng bình phun để phun nước cho cây.
Nếu trồng thủy sinh, cứ 1 tuần thêm dung dịch dinh dưỡng cho cây. Nếu dùng nước máy thì nên xả khoảng 1 ngày cho khí clo bay bớt mới dùng để tưới hoặc thay nước cho cây.
Thường xuyên cắt tỉa, lau sạch lá để phần lá khô héo, vàng úa không bị rơi vào trong bình. Nếu trồng trong nhà, thường xuyên phải cho cây tiếp xúc với ánh nắng mặt trời để cây xanh tốt và phát triển nhanh hơn.
Trồng cây trong đất thì cứ khoảng 15 ngày hòa tan phân đạm tưới vào xung quanh gốc cây. Ngoài ra, bạn cũng có thể dùng nước vo gạo để tưới cho cây. Trong thời gian đầu, tránh tác động tới cây để bộ rễ không bị tổn thương.
Phòng bệnh cho Bách Thủy Tiên.
Trồng Bách Thủy Tiên thường bị bệnh phấn trắng. Để phòng trừ loại bệnh này cần dùng thuốc trừ sâu hoặc dùng khăn thấm cồn lau. Nếu trường hợp bệnh nặng cần đưa cây ra ngoài và trị bằng thuốc trừ sâu.
Cách khắc phục cây bị héo.
Khi quan sát thấy cây cảnh có hiện tượng vàng úa, rụng lá...phải kịp can thiệp để xử lý kịp thời. Không nên cho ánh sáng mặt trời trực tiếp chiếu vào cây khiến cây sẽ nhanh chóng héo rũ. Nơi chăm sóc cây phải mát, không khí trong lành và nên tránh gió mạnh.
Trong thời gian đầu nuôi dưỡng cây thì không nên tác động vào đất trồng bời vì lúc này các tổ chức và chức năng của cây ở trạng thái tĩnh, nếu động thổ thì sẽ làm cho hệ rễ cây tổn thương. Vào thời gian này chỉ nên cắt bỏ các lá vàng úa và tưới nước đầy đủ hoặc pha đạm hòa loãng với nước để tưới cây mỗi tuần/lần. Đợi đến khi cây có sức sống trở lại thì thay đổi đất trồng tốt nhất là dùng mục và đất phù sa để trồng, nên bón lót phân bắc trước cho cây.