Đặc điểm của hoa Dừa Cạn
- Hoa dừa cạn hay còn gọi là bông dừa, hoa hải đằng có tên tiếng anh là periwinkle. Đây là loại cây thuộc họ Trúc Đào có nguồn gốc từ Madagascar.
- Dừa cạn thuộc giống thân thảo, mọc đứng với nhiều cành, thân cây có nhựa mủ màu trắng. Theo từng giai đoạn của quá trình sinh trưởng mà màu sắc thân thay đổi. khi non thì thân mang màu xanh nhạt và chuyển về màu hồng tím khi về già Lá dừa cạn là giống lá đơn, mọc đổi, hình bầu dục, có màu xanh bóng, cuống ngắn.
- Hoa Dừa Cạn là hoa lưỡng tính, có 5 cánh gắn với nhau với đủ màu sắc trắng đỏ hống tới tím,… và càng gần chung tâm thì hoa lại càng có màu đậm hơn. Hoa nở quanh năm đẹp nhất là vào tháng 5 tới tháng 9.
- Dừa cạn có 2 loại: Loại 1 là thân thẳng loại 2 là rủ. Loại thẳng thường được trang trí trong các chậu cây hoặc trồng ở vườn, công viên. Loại tủ thì được ưa thích trồng trong chậu treo to vẻ đẹp rực rỡ cho ban công.
Ý nghĩa của Dừa Cạn
- Dừa Cạn thường được chọn làm món quà đặc biệt cho dịp sinh nhật, mừng thọ, dịp tết đến xuân về với ý nghĩa của sự trường xuân
- Không những thế dừa cạn cũng mang ý nghĩa chúc mừng sự thăng tiến trong công việc, học tập,..
- Theo các nhà phong thủy cây dừa cạn có khả năng trừ tà tốt đem lại không gian sống yên bình cho gia chủ
Cách trồng cây dừa cạn
Bước 1: Hãy truy cập ngay caybonmua.vn để tìm những cây dừa cạn có đủ màu sắc khỏe mạnh được chúng tôi chăm sóc và dưỡng kĩ lưỡng
Bước 2: Nên chọn đất trồng hoa Dừa Cạn như thế nào
Đất trồng tốt nhất là đất hỗn hợp gồm có cát đen, bột xơ dừa và trấu hun trộn lẫn với nhau, nên để đất vào khay có lỗ thoát nước.
Bước 3: Tiến hành trồng cây
Cây giống luôn dễ dàng hơn so với việc dùng hạt giống vì thế bạn chỉ cần tách bịch đen và trồng bầu xuống lớp đất đã được chuẩn bị trước. Tránh để bầu cây bị nghiêng trồng, nhẹ nhàng đặt bầu để tránh vỡ bầu làm tổn thương rễ
Bước 4: Tưới nước
Nhiệt độ trồng cây hoa Dừa Cạn
Những bệnh thường gặp ở cây hoa Dừa Cạn
- Đây là những lý do thường gặp khiến cây hoa Dừa Cạn của bạn chết hãy cùng caybonmua.vn tìm hiểu nhé!
1.Nấm cây
- Hiện tượng: Cây có dấu hiệu yếu đi, ngọn cây hoặc giữa cành bị teo lại, kéo theo ngọn và cành chết đây là hiện tượng thường gặp với những người mới trồng.
- Cách khắc phục: Khi phát hiện bệnh, cần tách cây ra khỏi chậu để tránh bị lây sang các cây khác.
2.Tưới quá nhiều nước
- Hiện tượng: Một số trường hợp cây vàng héo và chết cực nhanh, đây là hiện tượng của úng rễ. Đây là lý do khiến cây bạn ra đi cực nhanh có thể do bạn chưa xử ls tốt giá thể.
- Cách khắc phục: Tưới vào gốc cây 1 lượng nhỏ phân siêu ra rễ và giảm lượng nước tưới đồng thời kiểm tra cây thường xuyên.
- Cây dừa cạn cần được tưới đều đặn 2 lần một ngày vào sáng sớm và chiều tối, tốt nhất nên tưới bằng vòi phun sương để tránh tình trạng cây bị úng nước.
- Chăm sóc cây bằng cách bón phân dưỡng hoa, đây là loại phân có tác dụng làm cho hoa có màu sắc sặc sỡ và lâu tàn.
- Liều lượng: Pha 0,5 - 1 muỗng cafe/1l nước phun. Định kỳ 7-10 ngày phun một lần. Lưu ý không phun trực tiếp lên hoa mà phun vào thân cây, thời điểm thích hợp nhất là vào lúc sáng sớm hoặc chiều tối râm mát.
- Để có được những chậu hoa dừa cạn đẹp như mong muốn, bạn nên dành nhiều thời gian chăm sóc cho cây. Một chậu hoa đẹp là kết quả của sự yêu hoa và tỉ mỉ với chúng.
Hy vọng rằng bài viết này sẽ có ích cho bạn. Chúc bạn có được những chậu hoa đẹp cho riêng mình!