Ý nghĩa phong thủy của cây Vạn Lộc.

Cây Vạn Lộc tượng trưng cho may mắn, tài lộc và thịnh vượng. Người ta tin rằng trồng Vạn Lộc còn có tác dụng trừ tà, xua đuổi những điều không may mắn. Chính vì vậy cây được yêu thích trồng làm cây nội thất, cây văn phòng và cây để bàn.

Cây Vạn Lộc tượng trưng cho may mắn, tài lộc và thịnh vượng. Người ta tin rằng trồng Vạn Lộc còn có tác dụng trừ tà, xua đuổi những điều không may mắn. Chính vì vậy cây được yêu thích trồng làm cây nội thất, cây văn phòng và cây để bàn.

Ý nghĩa phong thủy của cây Vạn Lộc.

Trong phong thủy màu đỏ là sắc màu mang lại sự may mắn, cơ hội tốt đẹp. Cây vạn lộc với sắc là đỏ hồng vì vậy tượng trưng cho điềm lành giúp gia tăng vận khí tốt hút năng lượng tích cực đến cho người chưng cây.

Theo người xưa cây còn có tác dụng trừ tà đem lại vận may và thịnh vượng cho con người nên có thể bày ở vị trí tài vị của phòng khách hoặc chính giữa phòng làm việc sẽ mang lại may mắn hạn chế điều xui rủi trong cuộc sống và kinh doanh.

Đồng thời đúng như tên gọi của cây, vạn lộc là đem đến trăm ngàn tài lộc. Người trồng cây này về đường tài lộc sẽ hanh thông tiền bạc dồi dào và gia sản phú quý. Vạn lộc ra hoa chính là một tin tốt báo hiệu may mắn, tài lộc và thịnh vượng đang gõ cửa nhà bạn.

Cách chăm sóc cây Vạn Lộc

Ánh sáng: Vạn Lộc là cây ưa bóng nên không chịu được ánh sáng mạnh. Nếu bị nắng gắt chiếu trực tiếp cây thường xuất hiện tình trạng đốm lá thậm chí là cháy lá dẫn đến chết cây. Tuy nhiên, với những cây sống trong môi trường máy lạnh hoặc dưới ánh đèn huỳnh quang thì nên đưa cây ra phơi nắng 1-2 lần/tuần để cây quang hợp tốt. Chỉ nên phơi nắng vào buổi sáng sớm trước 10h hoặc buổi chiều sau 4h.

Nước tưới: Cây Vạn Lộc khá thích nước, nên tưới cây 2-3 lần/tuần. Thời gian tưới cây tốt nhất là sáng sớm hoặc buổi chiều muộn.

Các bệnh thường gặp: Cây thường xuất hiện các bệnh như héo lá, thối cây do vi khuẩn, thân rễ cây chuyển màu đen và thối. Đây cũng là món ăn yêu thích của ốc sên, cào cào, rầy,… vì vậy nên trồng cây ở dạng thủy sinh để tránh sâu bệnh gây hại.

Với những cây Vạn Lộc thủy sinh nên thay nước cho cây từ 1-2 tuần/lần hoặc khi thấy nước đổi màu hoặc rễ cây bị úng. Mỗi lần thay nước nên cắt tỉa phần rễ bị hư và bổ sung thêm chất dinh dưỡng cho cây bằng dung dịch thủy canh.

 

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

0888.085.444 Zalo Chat